Công ty cổ phần FECON - FCN
Câu chuyện công ty
FCN – Kết quả kinh doanh tương đối khả quan nhưng còn nhiều thách thức
Doanh thu tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Quý 1 năm 2023 doanh thu thuần của FCN đạt 609.1 tỷ đồng, tăng 21.4% YoY, cho thấy công ty đang rất tích cực triển khai các dự án đã trúng thầu trong năm vừa qua.
Backlog dồi dào vẫn là động lực tăng trưởng.
Các gói thầu lớn mà FCN đã ký kết trong quý này nằm trong các dự án bao gồm: Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 – Đồng Nai (179 tỷ đồng), Dự án thành phần Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (đoạn Hậu Giang – Cà Mau) (147 tỷ đồng).
Biên lợi nhuận gộp tăng đột biến.
Trong bối cảnh giá VLXD hầu như đều tăng trở lại từ vùng đáy trong quý 4, công ty đã có biên lợi nhuận gộp cao nhất kể từ quý 2/2017, đạt 20.2%.
Lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 của FCN đạt 2.81 tỷ đồng
Cải thiện so với mức lỗ 6.7 tỷ đồng trong quý 1/2022, nhưng FCN vẫn chịu áp lực về chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay
Kết quả kinh doanh
Doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.
Quý 1 năm 2023 doanh thu thuần của FCN đạt 609.1 tỷ đồng, tăng 21.4% YoY cho thấy công ty đã đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án để kịp thời ghi nhận doanh thu. Backlog chuyển tiếp từ năm 2022 của FCN có giá trị 2,500 tỷ đồng, công ty cũng đã ký mới thêm các gói thầu trị giá 700 tỷ đồng trong quý 1/2023. Chúng tôi kỳ vọng FCN sẽ tiếp tục duy trì tốc độ làm việc để kịp thời ghi nhận doanh thu trong các quý kế tiếp.
Biên lợi nhuận gộp tăng đột biến.
FCN đạt 122.9 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp 20.2%, là mức cao nhất kể từ quý 2/2017, trong bối cảnh giá các loại VLXD còn biến động khó lường. Giá xi măng trong tháng 3 tăng 4.1% so với đầu năm, giá đá tăng gần 1% trong khi giá thép cũng tăng 7.4%. Điều này cho thấy công ty đã tận dụng tốt nguồn nguyên liệu tồn kho giá rẻ từ cuối năm 2022. Mức biên lợi nhuận gộp trong quý này cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (17.5%) và cao gần gấp 3 so với quý 4/2022 (7.4%).
Thử thách vẫn còn ở phía trước.
Dù đạt lợi nhuận sau thuế 2.8 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 6.7 tỷ đồng trong quý 1/2022, nhưng FCN vẫn chịu áp lực về chi phí.
- Chi phí nhân viên trong quý 1/2023 tăng 4.8% so với cùng kỳ, đạt tổng cộng 34.4 tỷ đồng, dù công ty đã tiến hành cắt giảm nhân sự trong năm 2022. Số lượng nhân viên về cuối năm 2022 đã giảm 9.5% so với đầu năm.
- Chi phí lãi vay tăng 44.3% YoY, đạt 66.4 tỷ đồng, cho thấy áp lực về đòn bẩy tài chính vẫn còn tương đối lớn.
Khoản thu nhập từ tiền gửi và cho vay tăng 1.8 tỷ đồng (+88% YoY) đã đóng góp tương đối lớn vào kết quả kinh doanh trong quý này của công ty.
Tình hình các dự án
Tổng giá trị các gói thầu ký mới của FCN trong quý 1/2023 là 700 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có các gói thầu sau:
Tình hình tài chính
Tổng tài sản FCN đạt 7,872.4 tỷ đồng tại thời điểm 31/03/2022, tăng 3.8% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 67.7% tổng tài sản, đạt 5,329.1 tỷ đồng, tăng 1.8% so với thời điểm đầu năm.
Dòng tiền tiếp tục phụ thuộc vào hoạt động vay nợ.
Công nợ phải thu ngắn hạn tăng nhẹ 5% so với thời điểm 31/12/2022, lên mức 3,393 tỷ đồng, chiếm 63.7% tài sản ngắn hạn, trong khi tại thời điểm kết thúc năm ngoái chỉ chiếm 57.8%, cho thấy việc thu hồi công nợ vẫn gặp nhiều khó khăn. Số dư vay tài chính cuối quý 1/2023 đạt 3,050.4 tỷ đồng, tăng 12.6% so với thời điểm đầu năm, chiếm 38.75% tổng nguồn vốn.
Tổng cộng, dòng tiền từ hoạt động tài chính của FCN trong 4 quý gần nhất đạt 829 tỷ đồng, bù đắp cho sự thâm hụt của dòng tiền kinh doanh và đầu tư.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tăng cao
Gây áp lực lên dòng tiền cho doanh nghiệp. Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu đã tăng lên 125% chủ yếu do các khoản vay với các định chế tài chính. Phải trả người bán tăng nhẹ 1.7% cho thấy công ty có khả năng đàm phán tốt với các nhà cung cấp về việc thanh toán chậm nhằm giữ lượng tiền ổn định để đảm bảo vốn lưu động. Tuy nhiên áp lực về dòng tiền và khả năng trả nợ vẫn là tương đối lớn trong năm nay, khi dòng vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đã và đang được kiểm soát chặt chẽ.
Nguyễn Phi tổng hợp