NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 6. KHỐI LƯỢNG (VOL)

Thứ 4, 02/07/2025

::

AM
Đầu tư chứng khoán khoa học trên nền tảng phân tích dữ liệu và thống kê
NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 6. KHỐI LƯỢNG (VOL)
03/06/2023 08:10 PM 1409 Lượt xem

    KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

    Giới thiệu về khối lượng 

    Trong con mắt của nhiều nhà giao dịch kỹ thuật khối lượng có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với giá. Mặc dù khối lượng thường được xem là một chỉ báo sớm nhưng nhìn chung phần lớn các nhà giao dịch hay nhà đầu tư sử dụng nó như một chỉ báo xác nhận giá dẫu rằng khối lượng là một trong những chỉ báo quan trọng nhất. Không những thế trong một số thị trường chẳng hạn như thị trường Giao dịch ngoại hối thường không sẵn có dữ liệu về khối lượng do đó khối lượng chủ yếu sử dụng phổ biến trên thị trường vốn (thị trường chứng khoán cơ sở).

    Khối lượng đơn giản là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian xác định. Giống như các chỉ báo xác nhận khác, khối lượng luôn được đặt bên cạnh dưới đồ thị giá để minh họa số lượng cổ giao dịch trong mỗi thanh biểu đồ giá.

    Code Amibroker VSA miễn phíCode nhận diện mẫu hình VSA thực hành miễn phí tại đây - Pass: Thon

    Ý tưởng chính đằng sau khối lượng giao dịch là nếu khối lượng chuyển động cùng chiều với xu hướng của giá hoặc các mẫu hình thì nhiều khả năng chuyển động thực tế của giá sẽ tiếp tục giống như kỳ vọng. Ví dụ trong mẫu hình vai đầu vai ở đỉnh điều kiện khối lượng lí tưởng như sau:

    • Vai trái: Thông thường khối lượng tại đây là cao nhất trong mẫu hình, cao hơn so với khối lượng ở đầu hoặc vai phải. Khối lượng tăng mạnh đạt đỉnh và sau đó giảm xuống. 
    • Đầu: Mặc dù giá tạo đỉnh mới cao hơn tại phần đầu so với đỉnh tại vai trái, nhưng ít hơn phần vai trái. Giống như vai trái khối lượng tăng cùng với sự đi lên của giá và sau đó giảm khi giá đi xuống.
    • Vai phải: Giá tại phần vai phải thấp hơn so với phần đầu và khối lượng tại vay phải nên thấp hơn đáng kể so với cả phần vai trái và phần đầu Tuy nhiên giống như phần vai trái và phần đầu khối lượng tăng khi giá đi lên và khối lượng giảm khi giá đi xuống. Đường viền cổ nên kết thúc tại sự sụt giảm của phần vai phải. Sự phá vỡ xu hướng đường viền cổ là một sự kiện quan trọng nhất trong quá trình hình thành của mẫu hình vai đầu vai vì nó tạo nên tín hiệu giao dịch và xác nhận sự hoàn tất của mẫu hình. Lý Tưởng khối lượng giao dịch cao tại mức phá vỡ đường viền cổ.

    Mặc dù mẫu hình vai đầu vai được giao dịch chỉ dựa trên hành động giá không cần phải có sự xác nhận của khối lượng. Nhưng nếu có thêm khối lượng sẽ làm tăng dữ liệu độ tin cậy và sự xác nhận cho quyết định giao dịch.

    Bên cạnh những ví dụ phức tạp, một trong những khái niệm chính đằng sau khối lượng là phải được gắn với xu hướng. Nói rõ hơn, trong một xu hướng lên khối lượng cần tăng khi thị trường đi theo xu hướng chính và nên giảm khi có điều chỉnh giảm ngược xu hướng chính. Tương tự phân tích cụ thể hơn trong một xu hướng giảm khối lượng nên tăng khi thị trường đi theo xu hướng chính và nên giảm khi có đợt hồi phục ngược xu hướng chính .

    Các điều kiện lý tưởng nói trên của khối lượng là hợp lý. Trong một xu hướng tăng trong đó tâm lý lạc quan đang chi phối thị trường, sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch theo hướng mua hơn và do đó khối lượng giao dịch tăng khi giá đi lên hơn là giảm khi giá đi xuống. Trong một xu hướng giảm trong đó tâm lý bi quan đang chi phối thị trường sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch theo hướng bán và do đó khối lượng tăng khi giá giảm hơn là khi gia tăng.

    Nếu các điều kiện lý tưởng của khối lượng không xảy ra đây được xem là một tín hiệu cảnh báo khả năng đảo chiều sắp diễn ra. Ví dụ nếu khối lượng giảm khi giá tăng trong khi thị trường giá lên được xem là một dấu hiệu cảnh báo khả năng đảo chiều giảm giá. Cũng tương tự như thế nếu khối lượng giảm khi giá giảm trong thị trường giá xuống đây được xem là tín hiệu cảnh báo khả năng đảo chiều tăng giá.

    Bên cạnh sử dụng cùng với xu hướng khối lượng cũng là một chỉ báo xác nhận quan trọng cho chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ tiềm năng. Như trong một ví dụ về mô hình vai đầu vai bên trên trong đó khối lượng giao dịch ở mức cao khi đường viền cổ mẫu hình bị phá vỡ các phá vỡ thật khác cũng cần đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Sự phá vỡ hướng lên trên mức kháng cự hoặc phá vỡ hướng xuống mức chống đỡ là rất đáng tin cậy và có thể tiến hành giao dịch nếu như sự phá vỡ cho thấy tín hiệu sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. 

     

    Chỉ báo cân bằng khối lượng (OBV - On Balance Volume)

    Bên cạnh chỉ báo khối lượng đơn giản thể hiện số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian xác định có chỉ báo khối lượng quan trọng khác cải tiến hơn. Chỉ báo này được gọi là cân bằng khối lượng (OBV - On Balance Volume). Chỉ báo được giới thiệu bởi Joseph Granville vào năm 1963.

    OBV liên kết khối lượng và giá nhằm tạo nên một bức tranh độc đáo về khả năng xác nhận và cảnh báo sớm của khối lượng. OBV là tổng khối lượng lũy kế có hình dạng là một đường trung bình đơn giản nằm phía dưới biểu đồ giá,  giống như các chỉ báo kỹ thuật khác. Để tính tổng khối lượng lũy kế cộng khối lượng trong khoảng thời gian tăng giá và trừ đi khối lượng trong khoảng thời gian giảm giá. Đường OBV đi lên hay đi xuống tùy thuộc vào khối lượng được cộng thêm hay trừ ra.

    code chỉ báo OBV miễn phíCode thực hành chỉ báo OBV miễn phí tại đây. Pass: Thon

    Khái niệm cơ bản đằng sau OBV là quan sát khối lượng trong xu hướng. Trong một xu hướng tăng khối lượng nên cao hơn và tăng theo xu hướng đi lên của giá. Trong một xu hướng giảm khối lượng nên cao hơn và tăng theo xu hướng giảm của giá.

     

    Tâm Lý Đám Đông OBV

    Giá thể hiện sự đồng thuận về giá trị, nhưng khối lượng giao dịch thể hiện các cảm xúc của các thành viên trong thị trường. Nó phản ánh cường độ của tài chính và sự cam kết cảm tính của các trader, cũng như nỗi đau của những người thua, đó là những gì OBV giúp đo.

    Một đỉnh mới của OBV cho thấy phe mua mạnh mẽ, phe bán đau đớn, và giá thường tăng. Một đáy mới của OBV cho thấy phe bán mạnh mẽ, phe mua đau đớn, và giá thường giảm. Khi mô hình của OBV lệch khỏi mô hình giá, nó cho thấy các cảm xúc đám đông không cùng hướng với sự đồng thuận đám đông. Một đám đông thường theo cảm tính hơn là lý trí, và đó là lý do tại sao các thay đổi trong khối lượng giao dịch thường trước các thay đổi giá.

    Các Tín Hiệu Giao Dịch với OBV

    Các mô hình của các đỉnh và đáy của OBV quan trọng hơn nhiều các mức độ tuyệt đối, phụ thuộc vào ngày bắt đầu của các tính toán của bạn. Nó an toàn hơn để giao dịch theo hướng của xu hướng mà được xác nhận bởi OBV.

    1. Khi OBV đạt đến một đỉnh mới, nó xác nhận quyền lực của phe mua, cho thấy rằng giá có thể tiếp tục tăng, và cho một tín hiệu mua. Khi OBV giảm dưới đáy cũ, nó xác nhận quyền lực của phe bán, gọi giá giảm tiếp, và cho một tín hiệu bán khống.

    2. OBV cho các tín hiệu mua và bán mạnh nhất khi nó phân kỳ với giá. Nếu giá tăng, giảm, và sau đó tăng tới một đỉnh mới, nhưng OBV tăng tới một đỉnh thấp hơn, nó tạo ra một phân kỳ giảm và cho một tín hiệu bán. Nếu giá giảm, bật lên, và sau đó giảm tới một đáy mới, nhưng OBV giảm xuống đáy nông hơn, nó tạo một phân kỳ tăng và cho một tín hiệu mua. Các phân kỳ dài hạn quan trọng hơn các phân kỳ ngắn hạn. Các sự phân kỳ phát triển qua vài tuần cho các tín hiệu mạnh hơn các sự phân kỳ vài ngày.

    3. Khi giá trong một xu hướng đi ngang và OBV đột phá tới một đỉnh mới, nó cho một tín hiệu mua. Và OBV đột phá và giảm xuống một đáy mới, nó cho một tín hiệu bán khống.

    Accumulation/Distribution

    Indicator này được phát triển bởi Larry Williams và được mô tả trong cuốn sách năm 1973 của ông, How I Made One Million Dollars. Nó được thiết kế như một indicator dẫn hướng của các cổ phiếu. Khía cạnh độc đáo của Accumulation/Distribution (A/D) là nó theo dõi mối quan hệ giữa giá mở cửa và đóng cửa, với sự bổ sung của khối lượng giao dịch. Khái niệm của nó tương đương với các cây nến Nhật, ở thời điểm Williams viết sách chưa được các trader phương Tây biết đến.

    Accumulation/Distribution được hiệu chuẩn tốt hơn OBV vì nó công nhận phe mua hoặc phe bán với chỉ một phần của khối lượng giao dịch mỗi ngày, tỷ lệ với mức độ chiến thắng của chúng trong ngày.

    Nếu giá đóng cửa cao hơn mở cửa, thì phe mua thắng trong ngày, và A/D dương. Nếu giá đóng cửa thấp hơn mở cửa, thì phe bán thắng trong ngày, và A/D âm. Nếu giá đóng cửa bằng mở cửa, thì không ai thắng, và A/D bằng 0. Tổng A/D mỗi ngày tạo ra một indicator A/D tích lũy.

    Ví dụ, nếu khoảng cách đỉnh – đáy hôm nay là 5 điểm nhưng khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa là hai điểm, thì chỉ 2/5 khối lượng giao dịch ngày hôm nay được tính cho bên thắng. Cũng như với OBV, các mô hình các đỉnh và đáy của A/D là quan trọng, trong khi các mức tuyệt đối của nó đơn giản phụ thuộc vào ngày bắt đầu.

    Khi thị trường tăng giá, hầu hết mọi người tập trung vào các đỉnh mới, nhưng nếu giá mở cửa cao hơn và đóng cửa thấp hơn, thì A/D, theo dõi mối quan hệ của chúng, quay xuống. Nó cảnh báo rằng xu hướng tăng yếu hơn những gì nó thể hiện. Mặt khác, nếu A/D quay lên trong khi giá giảm, nó cho thấy phe mua đang đạt được sức mạnh.

    Hành Vi Đám Đông

    Các mức giá mở cửa phản ánh các áp lực được tạo nên khi thị trường đóng cửa. Các mức giá mở cửa thường bị áp đảo bởi những người nghiệp dư đọc các tin tức vào buổi tối và giao dịch vào buổi sáng.

    Các trader chuyên nghiệp hoạt động cả ngày. Họ thường giao dịch ngược với những người nghiệp sư. Qua cả ngày, các con sóng mua và bán của những người nghiệp dư cũng như các tổ chức dịch chuyển chậm từ từ giảm dần. Các trader chuyên nghiệp thường áp đảo thị trường vào thời điểm đóng cửa. Các mức giá đóng cửa là đặc biệt quan trọng vì việc thanh toán của các tài khoản giao dịch phụ thuộc vào chúng.

    A/D theo dõi các kết quả của các trận chiến hàng ngày giữa những người nghiệp dư và chuyên nghiệp. Nó tăng khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa – khi những trader chuyên nghiệp muốn mua hơn những người nghiệp dư. Nó giảm khi giá đóng cửa thấp hơn mở cửa – khi các trader chuyên nghiệp muốn bán hơn những người nghiệp dư. Đáng để đánh cược với các trader chuyên nghiệp và ngược với các trader nghiệp dư.

    Các Nguyên Tắc Giao Dịch

    Khi thị trường mở cửa thấp và đóng cửa cao, nó chuyển dịch từ yếu sang mạnh. Đó là khi A/D tăng và tín hiệu rằng các trader chuyên nghiệp trong thị trường muốn mua hơn những người nghiệp dư, và một dịch chuyển tăng giá dường như tiếp tục. Khi A/D giảm, nó cho thấy các trader chuyên nghiệp trong thị trường là muốn bán hơn những người nghiệp dư. Khi thị trường yếu trong cả ngày, nó có thể đạt tới một đáy thấp hơn trong các ngày tiếp theo.

    Các tín hiệu giao dịch tốt nhất được đưa bởi các sự phân kỳ giữa A/D và giá.

    1. Nếu giá tăng tới một đỉnh mới nhưng A/D tạo một đỉnh thấp hơn, nó cho một tín hiệu bán khống. Sự phân kỳ giảm này cho thấy rằng các trader chuyên nghiệp trong thị trường đang bán trong sự tăng giá này.

    2. Một sự phân kỳ tăng xảy ra giá giảm xuống một đáy mới nhưng các đáy của A/D tạo một đáy cao hơn lần giảm giá trước của nó. Nó cho thấy các trader chuyên nghiệp đang dùng việc giảm giá để mua, và một sự tăng giá sắp tới

    Các bài học liên quan

    BÀI 1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PTKT

     BÀI 2. XU HƯỚNG 

    BÀI 3. HỖ TRỢ/ KHÁNG CỰ

    BÀI 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG

    BÀI 5. CÁC CHỈ BÁO

    BÀI 6. KHỐI LƯỢNG

    BÀI 7. THỜI GIAN

    BÀI 8. CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH TIẾP CẬN

    BÀI 9. QUẢN TRỊ RỦI RO

    Đọc thêm

    Thu gọn

    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline