NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 2. XU HƯỚNG

Thứ 4, 02/07/2025

::

AM
Đầu tư chứng khoán khoa học trên nền tảng phân tích dữ liệu và thống kê
NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 2. XU HƯỚNG
30/05/2023 04:53 PM 1119 Lượt xem

    Xu hướng

    Định nghĩa xu hướng

    Một xu hướng xuất hiện khi giá tiếp tục tăng hoặc giảm theo thời gian. Đây là giả thiết quan trọng thứ 2 trong phân tích kỹ thuật “Giá dịch chuyển theo xu hướng”

    • Trong một xu hướng tăng hoàn hảo, mỗi đợt tăng giá đạt đến một đỉnh mới cao hơn đỉnh của đợt tăng giá trước đó, trong khi mỗi đợt giảm giá dừng ở đáy cao hơn đợt giảm giá trước đó.
    • Trong một xu hướng giảm giá hoàn hảo, mỗi lần giảm giá giảm tới mức đáy thấp hơn đáy của lần giảm trước đó, và mỗi lần tăng giá đạt đỉnh thấp hơn đỉnh của đợt tăng giá trước đó.
    • Trong giai đoạn xu hướng đi ngang (không có xu hướng/ phạm vi giao dịch ), hầu hết các đợt tăng giá đều dừng ở cùng độ cao và các đợt giảm giá dừng ở cùng mức đáy.

    phân tích kỹ thuật

    Các mô hình hoàn hảo, tất nhiên không thường xuyên trong thị trường tài chính, và nhiều sai lệch làm công việc của nhà phân tích và trader khó khăn hơn.

    Thị trường không di chuyển theo một đường thẳng. Các vận động của thị trường đặc trưng bởi một loạt các đường ZigZag.  Những đường ngoằn ngoèo này giống như một loạt các sóng liên tiếp với mức đỉnh và đáy khá rõ ràng.  Chính hướng của những đỉnh và đáy đó tạo nên xu hướng thị trường và cho chúng ta biết chiều hướng của thị trường nó đang di chuyển theo xu hướng nào.

    Hành động trong các xu hướng khác nhau

    Các xu hướng và các giai đoạn đi ngang cần các chiến thuật khác nhau. Khi bạn mua trong một xu hướng tăng và Short trong một xu hướng giảm, bạn phải cho xu hướng có không gian và dùng một mức dừng xa (cắt lỗ - chốt lãi xa), để không bị đóng lệnh dễ dàng. Trong giai đoạn không có xu hướng, bạn phải dùng các cắt lỗ ngắn, đóng lệnh ngay lập tức khi có bất cứ tín hiệu đảo chiều nhỏ nhất nào.

    Sự khác nhau nữa trong các chiến thuật giao dịch giữa xu hướngphạm vi giao dịch là việc xử lý điểm mạnh và điểm yếu. Bạn phải theo điểm mạnh trong suốt xu hướng – mua trong xu hướng tăng và bán trong xu hướng giảm. Khi giá trong phạm vi giao dịch, bạn hướng tới việc làm ngược lại – mua lúc yếu và bán lúc mạnh. Các chỉ báo dao động Oscillator cực kỳ hữu dụng trong giai đoạn thị trường không có xu hướng.

    Tâm Lý Đám Đông

    Khi xu hướng tăng, phe mua háo hức hơn phe bán, và lực mua của họ đẩy giá lên cao hơn. Nếu phe bán cố gắng đẩy giá xuống, phe mua lại đi săn hàng giảm giá. Họ dừng các đợt giảm giá, và đẩy giá tăng trở lại. Một xu hướng giảm xảy ra khi phe bán hung hăng hơn và việc bán của họ đẩy giá đi xuống. Bất cứ khi nào một loạt lệnh mua đẩy giá lên, phe bán bán xuống trong đợt tăng giá đó, ngăn nó lại và đẩy giá xuống mức đáy mới.

    Khi phe mua và phe bán tương đồng về sức mạnh, giá ở trong một phạm vi giao dịch. Khi phe mua cố gắng đẩy giá lên, phe bán bán trong đợt tăng giá đó, và giá lại giảm. Khi chúng giảm, phe săn hàng giảm giá lại mua vào. Sau đó, phe bán thu hồi lệnh bán, việc mua vào của họ giúp giá tăng lên. Chu kỳ này có thể tiếp tục một thời gian dài.

    Một xu hướng đi ngang giống như một trận chiến giữa hai bang hội đường phố mạnh bằng nhau. Họ đẩy nhau qua lại, nhưng không thể kiểm soát thành phố. Khi thị trường có xu hướng giống như một trận chiến trong đó bang hội mạnh hơn đuổi bang hội yếu hơn ra đường. Mỗi lần bang hội yếu hơn dừng lại và đánh lại, rồi lại chạy tiếp.

    Đám đông trong thị trường thường không có sự nhất quán và thường không theo đuổi một xu hướng cụ thể trong thời gian dài. Thay vào đó, thị trường thường dao động trong một phạm vi giao dịch (xu hướng đi ngang), trong đó giá cổ phiếu dao động trong khoảng hẹp. Để tạo ra một xu hướng, đám đông phải trở nên kích động và tăng mạnh, tạo đà cho xu hướng tăng giá hoặc giảm giá. Tuy nhiên, sự kích động của đám đông thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, sau đó họ trở lại trạng thái không có hướng đi cụ thể. Trong khi đó, những người chuyên nghiệp thường xem xét phạm vi giao dịch là thời điểm lý tưởng để giao dịch, vì trong phạm vi giao dịch, giá có xu hướng dao động dễ dàng đọc được và tạo ra cơ hội giao dịch ngắn hạn.

    phân tích kỹ thuật

    Nhìn biểu đồ quá khứ dễ, nhưng tương lai thì rất khó dự đoán

    Xu hướng và phạm vi giao dịch dễ dàng nhìn thấy ở giữa biểu đồ, nhưng khi bạn tiến gần cạnh phải của nó, hình ảnh trở nên mờ mờ đi. Quá khứ là cố định và rõ ràng, nhưng tương lai là không định và không chắc chắn. Xu hướng dễ nhận ra trên các biểu đồ cũ, nhưng không may thị trương không cho phép chúng ta giao dịch trong quá khứ - chúng ta phải đưa ra quyết định giao dịch ở hiện tại (cạnh phải cứng nhắc).

    Khi một xu hướng trở nên hoàn toàn rõ ràng, một phần quan trọng của nó đã kết thúc. Không ai sẽ thông báo cho bạn biết khi một xu hướng chuyển thành thành giai đoạn đi ngang không xu hướng.

    Nhiều mẫu biểu đồtín hiệu chỉ báo mâu thuẫn nhau ở cạnh phải của biểu đồ. Bạn phải đưa ra quyết định dựa trên xác suất trong một môi trường không chắc chắn.

    Hầu hết mọi người cảm thấy rất không thoải mái khi đối mặt với sự không chắc chắn. Khi giao dịch của họ không diễn ra theo cách mà phân tích của họ cho thấy, họ tiếp tục giữ vị thế thua lỗ, chờ đợi thị trường thay đổi và đưa họ trở lại bình thường. Cố gắng đúng là một sự xa xỉ không thể đứng vững trên thị trường. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp thoát khỏi các giao dịch thua lỗ nhanh chóng. Khi thị trường sai khỏi phân tích của bạn, bạn phải cắt lỗ ngay lập tức.

    Các Phương Pháp Và Kỹ Thuật Xác định Xu Hướng

    Hãy nhớ rằng không có phương pháp đơn lẻ thần kỳ nào để xác định rõ ràng và đáng tin cậy tất cả các xu hướng và phạm vi giao dịch. Đáng để kết hợp vài công cụ phân tích. Không gì trong số chúng là hoàn hảo, nhưng khi chúng xác nhận lẫn nhau, một thông điệp chính xác là nhiều khả năng. Khi chúng mâu thuẫn nhau, tốt hơn cả là bỏ qua giao dịch đó.

    1. Phân tích mô hình các đỉnh và đáy. Khi các đợt tăng giá đạt các mức đỉnh cao hơn và các đợt giảm giá tiếp tục dừng ở các đáy cao hơn, chúng xác định một xu hướng tăng. Mô hình các đáy thấp hơn và các đỉnh thấp hơn xác định một mô hình giảm, và mô hình đỉnh và đáy không theo quy luật chỉ ra một phạm vi giao dịch. (code Amibroker thực hành tại đây: Pass: NenNhat.Net - nền tảng Ptkt )
    2. Vẽ một đường EMA từ 20 – 30 thanh. Hướng của độ dốc của nó xác định xu hướng. Nếu một đường MA không đạt tới đỉnh và đáy mới trong một tháng, thì thị trường có thể trong một phạm vi giao dịch.
    3. Khi một oscillator, như MACD-Histogram, tăng lên đỉnh mới, nó xác định một xu hướng mạnh mẽ và gợi ý rằng đỉnh gần nhất của thị trường có khả năng bị kiểm tra lại hoặc vượt qua.
    4. Chỉ báo ADX giúp xác định các xu hướng. Hệ thống Directional khá tốt trong việc bắt các giai đoạn đầu của các xu hướng mới. (code Amibroker thực hành tại đây: Pass: NenNhat.Net - nền tảng Ptkt )

    phân tích kỹ thuật

    (code RSI tô màu tại đây Pass: NenNhat.Net - nền tảng Ptkt )

    Tham gia tại vùng giá nào hay chờ đợi

    Sau khi xác định một xu hướng tăng, bạn cần quyết định liệu sẽ mua ngay lập tức hay đợi giảm giá? Nếu bạn mua nhanh, bạn sẽ cùng đà với xu hướng, nhưng về nhược điểm, khoảng cắt lỗ của bạn ở xa, tăng mức độ rủi ro.

    Nếu bạn đợi một sự giảm giá, rủi ro của bạn sẽ nhỏ hơn, nhưng bạn sẽ có 4 nhóm người cạnh tranh: những người mua muốn thêm lệnh, những người bán muốn thoát lệnh, các trader chưa mua (như bạn), và các trader bán quá sớm nhưng háo hức mua lại. Các khu vực đợi các lần kéo ngược nổi tiếng là đông đúc. Hơn nữa, một nhịp kéo ngược sâu có thể báo hiệu một sự bắt đầu đảo chiều hơn là một cơ hội mua.

    Nếu thị trường đang đi ngang và bạn đang đợi một đột phá, nếu bạn không chắc, xem xét vào lệnh theo các bước sau: mua 1/3 khối lượng dự kiến theo dự đoán, 1/ 3 khi đột phá, và 1/3 ở điểm kéo ngược.

    phan tích kỹ thuật

    Việc tìm các điểm vào tốt là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn đi ngang. Bạn phải rất chính xác và nhanh nhẹn vì tiềm năng lợi nhuận là bị giới hạn. Khi thị trường có xu hướng một điểm vào cẩu thả, miễn là bạn giao dịch đúng hướng vẫn có lãi.

    Các chiến thuật quản lý rủi ro cụ thể là khác nhau giữa các xu hướngcác phạm vi giao dịch. Khi giao dịch theo xu hướng, đáng để đặt các lệnh nhỏ với các cắt lỗ dài hơn. Bạn ít bị đá ra bởi các giai đoạn kéo ngược xu hướng, trong khi vẫn kiểm soát rủi ro. Bạn có thể vào các lệnh lớn trong các phạm vi giao dịch nhưng với cắt lỗ ngắn hơn.

    Sự xung đột giữa các khung thời gian

    Một trong những vấn đề phức tạp nhất liên quan đến việc xác định xu hướng chính là khung thời gian. Các khung thời gian khác nhau thường sẽ cho tín hiệu khác nhau về xu hướng. Ví dụ đồ thì ngày xu hướng tang mạnh trong khi đồ thị 1h lại cho thấy xu hướng giảm rõ rệt và độ thị 5min cho thấy giai đoạn đi ngang không xu hướng. Thậm chí các tín hiệu indicator trong các khung thời gian khác nhau của cùng một cổ phiếu có thể mâu thuẫn nhau.

    Thường các khung thời gian dài hơn sẽ khiến cho các chỉ báo xu hướng đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên nếu quá dài thì lại có vẻ không liên quan. Ví dụ bạn giao dịch trên đồ thị 5 min thì các tín hiệu trên biểu đồ tuần thường không liên quan.

    Một giải pháp tiềm năng cho vấn đề xu hướng khi liên quan đến nhiều khung thời gian là tập trung vào khung thời gian dài gấp 4 đến 6 lần thời gian mà chúng ta giao dịch. Ví dụ khi giao dịch trên đồ thị 10phút thì dung khung 1giờ (gấp 6 lần) để xác định xu hướng chính, giao dịch khung ngày thì dung biểu đồ tuần (5 lần) để xác định xu hướng chính.

    phân tích kỹ thuật

    Code hệ thống Impluse tại đây (chỉ miễn phí cho hội viên)

    Tài Liệu Tham Khảo

    Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính - James Chen

    Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán -  Phan Thị Bích Nguyệt

    Phân tích kỹ thuật từ A đến Z - Steven B.Achelis

    Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống - Alexander Elder

    Các bài học liên quan

    BÀI 1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PTKT

     BÀI 2. XU HƯỚNG 

    BÀI 3. HỖ TRỢ/ KHÁNG CỰ

    BÀI 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG

    BÀI 5. CÁC CHỈ BÁO

    BÀI 6. KHỐI LƯỢNG

    BÀI 7. THỜI GIAN

    BÀI 8. CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH TIẾP CẬN

    BÀI 9. QUẢN TRỊ RỦI RO

    Đọc thêm

    Thu gọn

    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline