Hỗ Trợ, Kháng Cự
Mức Hỗ trợ và Kháng cự
Quả bóng chạm sàn và bật lại. Quăng nó lên, và nó sẽ rơi xuống sau khi chạm trần. Mức hỗ trợ và kháng cự giống như sàn và trần nhà, với giá kẹp giữa chúng. Việc hiểu mức hỗ trợ và kháng cự là quan trọng để hiểu xu hướng giá. Việc đánh giá sức mạnh của chúng giúp bạn quyết định rằng liệu xu hướng sẽ xuyên qua hoặc đảo chiều.
Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó việc mua đủ mạnh để làm gián đoạn hoặc đảo ngược một xu hướng xuống. Khi một xu hướng xuống chạm mức hỗ trợ, nó bật lại giống như một thợ lặn chạm đáy và bật ra. Mức hỗ trợ được thể hiện trên biểu đồ bằng một đường ngang nối hai hoặc nhiều đáy.
Mức kháng cự là một mức giá mà tại đó phe bán đủ mạnh để làm gián đoạn hoặc đảo chiều một xu hướng tăng. Khi một xu hướng tăng chạm vào mức kháng cự, nó giống như một người đập đầu vào cành cây khi đang trèo lên cây – anh ta dừng lại và có thể quay xuống. Mức kháng cự được thể hiện trên biểu đồ bằng một đường ngang nối một hay nhiều đỉnh.
(Code amibroker miễn phí thực hành tại đây - pass: ID môi giới VPS: L443)
Cách tốt hơn là vẽ các đường hỗ trợ và kháng cự của các cạnh trên và dưới của các khu vực tắc nghẽn nơi nhiều thanh dừng lại hơn là vẽ qua các cực giá. Các khu vực tắc nghẽn đó chỉ ra nơi các đám đông trader thay đổi suy nghĩ của mình, trong khi các điểm cực giá chỉ phản ánh sự hoảng loạn của các trader yếu đuối nhất.
Các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ làm các xu hướng dừng lại, trong khi các mức hỗ trợ và kháng cự lớn làm chúng đảo chiều. Các trader mua tại mức hỗ trợ và bán tại mức kháng cự, làm cho hiệu quả của chúng tự thực hiện.
Cách chúng ta xác định các xu hướng? Không phải bằng các đường xu hướng. Công cụ hiệu quả là các đường EMA. Các đường xu hướng cực kỳ chủ quan – chúng là một trong các công cụ tự đánh lừa nhất. Xác định xu hướng là một khu vực mà việc phân tích bằng máy tính làm tốt hơn hơn rất nhiều việc vẽ biểu đồ cổ điển.
Các Ký Ức, Nỗi Đau Và Hối Hận
Các ký ức của chúng ta về các lần đảo chiều trước của thị trường nhắc nhở chúng ta mua và bán ở các mức xác định. Việc mua và bán bởi các đám đông tạo ra mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại vì con người có ký ức.
Nếu các trader nhớ rằng gần đây giá ngừng giảm và quay lên từ một mức xác định, họ thường mua khi giá tiếp cận lại mức đó. Nếu các trader nhớ rằng gần đây một xu hướng tăng đảo chiều sau khi tăng tới một đỉnh nhất định, họ thường bán khi giá tiếp cận lại mức đó.
Các mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại vì các đám đông trader cảm thấy đau đớn và hối hận. Các trader giữ các lệnh thua cảm thấy nỗi đau tăng cường. Những người thua quyết tâm thoát lệnh càng sớm càng tốt khi thị trường cho họ một cơ hội khác. Các trader lỡ cơ hội mua hoặc bán cảm thấy hối hận và cũng đợi thị trường cho họ cơ hội thứ 2. Các cảm xúc đau đớn và hối hận nhẹ trong các giai đoạn xu hướng đi ngang khi các dao động tương đối nhỏ và những người thua không bị tổn thương quá nặng. Các phá vỡ từ các phạm vi này tạo ra các tổn thương và hối hận lớn hơn nhiều.
Khi thị trường tĩnh lặng trong một khoảng thời gian, các trader thường mua gần cạnh dưới của phạm vi đó và bán ở gần cạnh trên. Khi một xu hướng tăng bắt đầu, phe bán cảm thấy đau đớn. Cùng lúc phe mua cảm thấy hối hận nếu họ không mua thêm. Cả hai quyết tâm mua nếu thị trường giảm về điểm phá vỡ và cho họ cơ hội thứ hai để thu hồi lệnh bán hoặc để mua vào. Nỗi đau của phe bán và sự hối hận của phe mua làm họ háo hức mua hơn, tạo ra mức hỗ trợ xuyên suốt các phản ứng của một xu hướng tăng.
Khi giá phá xuống dưới từ một giai đoạn xu hướng đi ngang, phe mua tổn thương: họ cảm thấy bị mắc bẫy và đợi một đợt tăng giá để thoát ra hòa vốn. Phe bán, mặt khác, hối hận vì đã không bán thêm: họ đợi một đợt tăng giá như là cơ hội thứ hai để bán. Nỗi đau của phe mua và sự hối hận của phe bán tạo nên mức kháng cự - một trần trong các xu hướng giảm.
Sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự phụ thuộc vào sức mạnh của các cảm xúc giữa các đám đông trader.
Sức Mạnh Của Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự
Giá ở trong một khu vực tắc nghẽn càng lâu, cam kết cảm xúc của phe mua và phe bán với khu vực đó càng mạnh. Một khu vực tắc nghẽn chạm bởi một số xu hướng giống như một chiến trường với các miệng núi lửa từ những vụ nổ: những người phòng thủ nó có nhiều chỗ ẩn nấp và có khả năng làm chậm mọi lực tấn công. Khi giá từ trên tiếp cận khu vực đó, nó hoạt động như mức hỗ trợ. Khi giá tăng từ dưới lên đến đó, nó hoạt động như mức kháng cự. Một khu vực tắc nghẽn có thể đảo ngược hai vai trò này, hoạt động như cả mức hỗ trợ và kháng cự.
Sức mạnh của các khu vực này phụ thuộc vào 3 yếu tố: độ dài của nó, độ cao của nó, và khối lượng giao dịch xảy ra trong chúng. Bạn có thể hình dung các yếu tố này như chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của một khu vực tắc nghẽn.
- Khu vực hỗ trợ và kháng cự càng dài – độ dài của thời gian hoặc số lần chạm nó – nó càng mạnh. Mức hỗ trợ và kháng cự, giống như rượu ngon, càng lâu càng ngon. Một giai đoạn xu hướng đi ngang hai tuần chỉ cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự tối thiểu, một phạm vi hai tháng cho mọi người thời gian để dùng nó và tạo ra các mức kháng cự và hỗ trợ trung hạn, trong khi phạm vi hai năm được chấp nhận như một chuẩn giá trị và cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự chính. Khi các mức hỗ trợ và kháng cự phát triển càng già, nó sẽ yếu dần. Những người thua tiếp tục bị quét ra khỏi thị trường, được thay thế bởi những người mới chưa có cùng cam kết cảm xúc giống như vậy với các mức giá rất cũ. Mọi người mất tiền chỉ gần đây nhớ đầy đủ những gì mới xảy ra với họ. Họ thường vẫn ở trong thị trường, cảm giác đau đớn và hối hận, cố gắng hòa vốn. Những người có các quyết định tồi tệ vài năm trước có thể đã rời khỏi thị trường, và các ký ức của họ ít quan trọng hơn. Sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự tăng lên mỗi lần chạm vào khu vực đó. Khi các trader thấy rằng giá đã đảo chiều tại một mức xác định, họ thường đặt cược vào một đảo chiều ở lần tiếp theo giá đạt mức đó.
- Khu vực hỗ trợ và kháng cự càng cao, nó càng mạnh. Một khu vực tắc nghẽn cao giống như một hàng rào cao xung quanh tài sản. Nếu chiều cao một khu vực tắc nghẽn bằng 1% giá trị thị trường hiện tại, nó chỉ cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ. Nếu nó cao bằng 3%, nó cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự trung hạn, và nếu chiều cao khu vực tắc nghẽn là 7% hoặc cao hơn có thể nghiền nát một xu hướng chính.
- Khối lượng giao dịch trong một khu vực hỗ trợ và kháng cự càng lớn, nó càng mạnh. Khối lượng giao dịch cao chỉ ra sự tham gia tích cực của các trader – một tín hiệu cho sự cam kết cảm xúc mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch thấp chỉ ra rằng các trader ít quan tâm đến việc giao dịch ở mức đó – một tín hiệu về việc hỗ trợ và kháng cự yếu.
Bạn có thể đo sức mạnh của mức kháng cự và hỗ trợ bằng đô-la nếu bạn nhân số ngày một cổ phiếu ở trong khu vực tắc nghẽn với khối lượng trung bình hàng ngày và giá. Tất nhiên là, khi thực hiện so sánh như vậy, chúng ta nên đo các khu vực hỗ trợ và kháng cự của cùng một cổ phiếu.
Bạn không thể so sánh táo với cam hoặc AAPL với một vài cổ phiếu 10$ giao dịch một triệu cổ phiếu trong một ngày đẹp trời.
Các Nguyên Tắc Giao dịch
1. Hãy thắt chặt mức cắt lỗ lại
Bất cứ khi nào xu hướng bạn giao dịch tiếp cận mức hỗ trợ và kháng cự, hãy thắt chặt mức cắt lỗ lại. Một lệnh cắt lỗ là lệnh bán dưới giá mua. Một lệnh cắt lỗ bảo vệ bạn khỏi việc tổn thương sâu sắc bởi một sự đảo chiều. Một xu hướng tiết lộ sức khỏe của nó bằng cách nó hoạt động khi nó chạm mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự. Nếu nó đủ mạnh để xuyên qua vùng đó, cắt lỗ chặt chẽ của bạn sẽ không bị kích hoạt. Nếu một xu hướng tăng quay đầu từ mức kháng cự, nó tiết lộ điểm yếu của nó. Trong trường hợp đó, cắt lỗ ngắn của bạn sẽ cứu vãn một khối lợi nhuận lớn.
Đa phần nên tránh đặt lệnh trực tiếp tại các điểm chính yếu này, lý do khu vực xung quanh hỗ trợ kháng cự thường rất biến động nên rất dễ dính lệnh quét tự động. Lý do khác là giá không bao giờ đạt đến con số chính xác, thay vào đó nó chỉ tới gần mức hỗ trợ kháng cự.
2. Quan trọng hơn trên các biểu đồ dài hạn
Mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng hơn trên các biểu đồ dài hạn hơn là ngắn hạn. Một trader giỏi quan sát thị trường dùng nhiều khung thời gian, nhưng thường nhấn mạnh vào khung thời gian dài hạn hơn. Các biểu đồ tuần quan trọng hơn các biểu đồ ngày. Nếu xu hướng tuần mạnh, mức độ cảnh báo ko cao khi xu hướng ngày chạm mức kháng cự. Khi xu hướng tuần tiếp cận mức hỗ trợ và kháng cự chính, bạn nên thiên về hướng thoát lệnh.
3. Cơ hội giao dịch
Các mức hỗ trợ và kháng cự chỉ ra các cơ hội giao dịch. Đáy của khu vực tắc nghẽn xác định đường đáy của mức hỗ trợ. Khi giá giảm về phía nó, chú ý các cơ hội mua. Một trong những mô hình tốt nhất trong phân tích kỹ thuật là một phá vỡ ảo. Nếu giá xuống dưới mức hỗ trợ và sau đó tăng trở lại khu vực hỗ trợ, chúng chỉ ra rằng phe bán đã mất cơ hội. Một thanh giá đóng cửa bên trong khu vực tắc nghẽn sau một phá vỡ ảo giảm đánh dấu một cơ hội mua; đặt cắt lỗ ở khu vực lân cận đáy của phá vỡ ảo gần đây.
Tương tự, một phá vỡ tăng thật sẽ không hồi lại phạm vi, giống như tên lửa không thể đáp lại bệ phóng của nó được. Một phá vỡ ảo tăng cho một tín hiệu bán khi thanh giá quay lại vùng tắc nghẽn. Khi bán, đặt cắt lỗ gần đỉnh phá vỡ ảo.
Code amibroker thực hành tại đây (chỉ dành cho khách hàng mở tài khoản giao dich VPS gắn ID L443)
4. Về việc đặt cắt lỗ
Các trader kinh nghiệm thường tránh đặt chúng ở các số tròn. Nếu tôi mua một cổ phiếu gần giá 52 $ và muốn đặt cắt lỗ trong khu vực 51, tôi sẽ đặt cắt lỗ vài xu dưới mức 51. Nếu tôi mua ở 33.70 trong một giao dịch trong ngày và muốn đặt cắt lỗ trong khu vực 33.50 $, tôi sẽ đặt cắt lỗ một vài xu dưới mức 33.50 $. Vì thiên hướng tự nhiên của con người là dùng có số chẵn, các cụm điểm cắt lỗ tích lũy ở đó. Tôi thích đặt cắt lỗ cách xa các cụm đó.
Các Phá vỡ Thật Và Giả
Thị trường thường ở trong các giai đoạn xu hướng đi ngang hơn là trong các xu hướng. Hầu hết các phá vỡ trong các giai đoạn xu hướng đi ngang là phá vỡ ảo. Chúng hút những người theo xu hướng ngay trước khi giá quay trở lại phạm vi. Các phá vỡ ảo làm tổn thương những người nghiệp dư, nhưng các trader chuyên nghiệp yêu chúng.
Những người chuyên nghiệp kỳ vọng giá dao động hầu hết mọi thời điểm, mà không cần đi xa. Họ đợi cho đến khi một phá vỡ tăng quay đầu khi đạt đến một đỉnh mới hoặc một phá vỡ giảm quay đầu tạo thành đáy mới. Sau đó họ chớp lấy cơ hội giao dịch ngược với phá vỡ và đặt một cắt lỗ gần đỉnh đáy giá mới nhất. Đó là một cắt lỗ ngắn, và rủi ro về tiền của chúng là thấp, với một tiềm năng lợi nhuận lớn khi giá quay trở lại giữa vùng tắc nghẽn. Tỷ lệ risk/reward tốt đến nỗi những người chuyên nghiệp có thể chấp nhận sai nửa số lần và vẫn dẫn trước trò chơi.
Thời điểm tốt nhất để mua một phá vỡ tăng trên biểu đồ ngày là khi phân tích của bạn trên biểu đồ tuần chỉ ra rằng một xu hướng tăng mới đang được phát triển. Các phá vỡ đúng được xác nhận bằng khối lượng giao dịch khổng lồ, trong khi các phá vỡ ảo thường có khối lượng thấp.
Các phá vỡ thật được xác nhận khi các indicator chỉ báo kỹ thuật đạt các cực mới theo hướng của xu hướng mới, trong khi các phá vỡ ảo thường được đánh dấu bởi các sự phân kỳ giữa giá và indicator.
Cách hạn chế sập bẫy phá vỡ giả
- Lệnh cắt lỗ nên đặt bên dưới đường hỗ trợ
- Bộ lọc giá – quy tắc 3%. Bạn chỉ mua khi có sự phá vỡ lên trên kháng cự với mức thay đổi 3%.
- Bộ lọc thời gian – Quy tắc 2 ngày. Bạn chỉ mua khi có sự phá vỡ lên trên kháng cự trong 2 ngày liên tiếp.
Các bài học liên quan
BÀI 1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PTKT
BÀI 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG