NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 5. CÁC CHỈ BÁO

Thứ 4, 02/07/2025

::

AM
Đầu tư chứng khoán khoa học trên nền tảng phân tích dữ liệu và thống kê
NỀN TẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - 5. CÁC CHỈ BÁO
03/06/2023 09:14 AM 2592 Lượt xem

    CÁC CHỈ BÁO

    Chỉ báo cho tín hiệu sớm và chỉ báo cho tín hiệu trễ

    Khi nghĩ về Phân tích kỹ thuật bên cạnh những mẫu hình đồ thị giá, người ta còn nghĩ về các chỉ báo. Các đường trung bình di động như thảo luận trong phần trước cũng là một dạng của các chỉ báo. Nhưng còn có nhiều chỉ báo khác đóng vai trò quan trọng trong giao dịch kỹ thuật.

    Nói một cách tổng quát, Các chỉ báo kỹ thuật là sự thể hiện toán học của giá và khối lượng nhằm tạo ra các thông tin bổ sung mà bản thân giá không thể hiện. Không thể thống kê có bao nhiêu chỉ báo đang được sử dụng,  trong đó phần lớn các chỉ báo có công thức độc đáo riêng thể hiện hành động giá theo cách khác nhau,  và các chỉ báo thường xuyên được cải tiến. Một vài chỉ báo trong các chỉ báo nói trên được dùng cho một thị trường tài chính cụ thể, chẳng hạn như thị trường cơ sở và thị trường phái sinh.  Các chỉ báo khác nhau có thể dùng tốt như nhau trên đồ thị của tất cả các thị trường tài chính.

    Mặc dù có thể đúng khi nói rằng hầu hết các chỉ báo là một phiên bản được đóng gói lại của giá. Nhưng cũng chính xác khi cho rằng dạng đóng gói trên là hữu ích để có được các cơ hội giao dịch sinh lợi cao. Những nhà giao dịch nào bị thất bại vì chỉ xem xét riêng hành động giá nên quan sát thêm các chỉ báo được tính toán từ Giá.

    Có thể phân các chỉ báo thành 2 nhóm chính:

    • Nhóm thứ nhất là các đường Trung bình động và MACD là ví dụ cho các chỉ báo theo xu hướng (Trend following) hoặc chỉ báo cho tín hiệu trễ (Lagging indicators). Các tín hiệu mua bán thường xuất hiện trễ. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận khi thị trường có xu hướng chính. Các chỉ báo theo sau xu hướng luôn cho tín hiệu trẽ nhưng giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro một cách hiệu quả bằng cách giữ cho họ theo đúng xu hướng thị trường.
    • Các chỉ báo cho tín hiệu sớm (Leading indicators) hoặc chỉ báo dao động (Oscillator) cấu thành nên một nhóm các chỉ báo thứ hai. Các chỉ báo này giúp chúng ta kiếm lời bằng cách dự đoán trước xu hướng và có cơ hội kiếm lợi nhiều hơn do mức độ rủi ro cao hơn chỉ báo này hoạt động hiệu quả nhất khi thị trường đi ngang.

    Người ta phát triển một số hệ thống giao dịch và chỉ báo để xác định liệu giá đang có xu hướng hay đi ngang. Dù khá dễ dàng xác định giá đang có xu hướng hay đi ngang trong quá khứ nhưng cực kỳ khó khăn để biết được sau đó giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hay đi ngang.

    Một số chỉ báo để xác định đang có xu hướng hay đi ngang bao gồm Aroon, Chande Momentum Oscillator, Commodity Selection Index, Direction Movement, MESA sine Wave, Polarized Fractal Eficiency, Random Walk Index, Vertical Horizontal Filter, R-Squared…

     

    Các chỉ báo theo sau xu hướng

    MACD 

    Khi thảo luận về một chỉ báo cụ thể chúng ta bắt đầu từ một trong những công cụ phân tích phổ biến nhất và nổi bật nhất được tính toán từ các đường trung bình di động. Chỉ báo này được gọi là đường trung bình di động hội tụ/phân kỳ và thường được biết đến với tên gọi MACD, do một nhà Phân tích kỹ thuật tên là Gerald Appel xây dựng kể từ năm 1970. MACD đã trở thành một trong những chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ báo đa năng này được sử dụng như là tín hiệu xung lượng của xu hướng thông qua việc thể hiện mối quan hệ giữa hai đường trung bình động. Các tín hiệu giao dịch từ chỉ báo macd bao gồm giao nhau giữa hai đường, hoặc sự cắt lên hay xuống đường 0 và sự phân kì dao động giá. 

     phân tích kỹ thuật

    Bollinger Band

    Dải băng Bollinger được phát triển bởi John Bollinger một nhà giao dịch và quản lý danh mục nổi tiếng. Các giải băng này bao gồm một đường trung bình đơn giản (sma) và hai đường khác: Một đường là độ lệch chuẩn phía trên của SMA và một đường là độ lệch chuẩn phía dưới của sma. Theo mặc định dải băng Bollinger thường sử dụng đường sma 20 ngày. Tùy theo điều kiện giao dịch thời gian có thể được thay đổi.Mục đích chính của chỉ báo là đo lường độ biến động của giá quanh giá trị trung bình. Trúng được sử dụng nhằm mục đích đưa ra các cảnh báo về các tình trạng quá mua hoặc quá bán của thị trường. 

    Một kỹ thuật giao dịch phổ biến khác sử dụng Dải Băng Bollinger là sự thắt chặt cổ chai. Phương pháp này được sử dụng tìm kiếm thị trường trong giai đoạn có độ biến động thấp khi giải Bollinger co hẹp. Sao giai đoạn biến động hẹp chúng ta có thể dự đoán sự gia tăng nhanh chóng bất ngờ trong biến động của thị trường thường là một chuyển động mạnh. Do đó nhiều nhà giao dịch có thể tận dụng sự bùng nổ trong biến động bằng cách tham gia giao dịch khi giá phá vỡ khỏi sử dồn nén thắt chặt của Dải Bollinger. 

     phan tich ky thuat

    ADX - Average Directional Index (Chỉ báo định hướng trung bình)

    Được phát minh bởi J. Welles Wilder. Chỉ báo ADX đo lường sức mạnh xu hướng hiện tại cũng như sự tăng hay giảm của sức mạnh xu hướng. Xu hướng Mạnh Đồng nghĩa giá trị adx cao trong khi thị trường không có xu hướng tương ứng với giá trị adx thấp. Sự gia tăng giá trị adx là dấu hiệu cho thấy sức mạnh xu hướng đang tăng lên trong khi sự sụt giảm của giá trị adx là dấu hiệu cho thấy Xu hướng đang yếu hoặc chuyển sang đi ngang . Nhiều nhà giao dịch sử dụng chỉ báo adx sẽ đặt một đường giới hạn nằm ngang trên chỉ báo nhằm xác định giới hạn giữa thị trường có xu hướng và không xu hướng.

    Vị trí phổ biến để đặt đường giới hạn là  mức 30 điểm, một khi mức này được thiết lập nhà giao dịch có thể nhận định rằng nếu giá trị ADX vượt trên mức 30 điểm tức giá đang nằm trong vùng có xu hướng ngược lại nếu chỉ báo ADX giảm xuống dưới 30 điểm tức giá đang ở trong vùng cũng cố hoặc không có xu hướng.

    Một lưu ý quan trọng là ADX bản thân nó không phải là chỉ báo xác định xu hướng thị trường. Chức năng này được bổ sung bởi hai chỉ báo khác thường được dùng chung với chỉ báo adx là DI+ và DI-. Khi DI+ di chuyển lên và  DI- di chuyển xuống có nghĩa rằng giá đang tăng hoặc đi lên. Một số nhà giao dịch quan sát sự giao cắt giữa hai đường  DI+ và  DI- nhằm có được tín hiệu giao dịch theo xu hướng.  Chỉ báo ADX kết hợp với DI có thể rất hiệu quả trong việc xác định xu hướng thị trường. 

     

    ATR - Average True Range (Chỉ báo khung dao động thực trung bình)

    Cũng là chỉ báo được phát minh bởi J. Welles Wilder. ATR là một thước đo trung bình độ biến động của giá gần đây, Khi giá trị ATR tăng có nghĩa là độ biến động thị trường giai đoạn gần đây đang cao, ngược lại ATR giảm cho thấy biến động thị trường đang thu hẹp dần. Một ứng dụng quan trọng khác của atr thường được sử dụng nhằm xác định mức cắt lỗ hợp lý hoặc xác định giá mục tiêu dựa trên độ biến động thị trường trong giai đoạn gần đây.

    chi bao ATR

     Chỉ báo Super Trend ứng dụng của ATR. Code thực hành tại đây, Pass: L443 Huỳnh Văn Thon

    chỉ báo Super Trend

    SAR - Parabolic stop and reverse (Dừng và đảo ngược hình parabol)

    Cũng là chỉ báo được phát minh bởi J. Welles Wilder. Đây là một chỉ báo xuất sắc trong việc cung cấp phương pháp đảo ngược và điểm dừng lỗ động. Điểm dừng đỗ trọng là yếu tố quan trọng của tất cả các chiến lược cắt lỗ nói chung và quản trị rủi ro. Chí báo SAR thường bao gồm các chấm tròn theo sau giá, Nếu như các chấm tròn nằm bên dưới đường giá nên thực hiện mua vào với mức giá cắt lỗ động đặt ngay tại chấm tròn đó.

    Ưu điểm của chỉ báo này là cung cấp điểm mua bán với giá trị dùng lỗ đọng, Tuy nhiên cũng giống như nhiều chỉ báo khác SAR có thể xuất hiện các chuyển động răng cưa gây những tín hiệu giao dịch thua lỗ khi thị trường không có xu hướng rõ ràng.

     chỉ báo SAR

    Một chỉ báo hữu ích khác được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật là chỉ báo hồi quy tuyến tính. Đường hồi quy xu hướng sử dụng nguyên lý thống kê nhằm xác định xu hướng của một thị trường và không bị ảnh hưởng bởi các Đánh giá chủ quan của con người. Nguyên lý cơ bản đằng sau đường Hồ quy tuyến tính là các khái niệm thống kê và phân phối chuẩn độ lệch chuẩn và một giả định giá di chuyển quanh giá trị trung bình.

     

    Các chỉ báo dao động cơ bản

    Có một nhóm chỉ báo đặc biệt gọi là chỉ báo dao động các chỉ báo này giữ một vai trò đặc biệt khi phân tích xung lượng của thị trường và kỳ hữu ích để nhận biết sự biến động quá mức của giá thường được gọi là tình trạng quá mua hoặc quá bán.

    Giống như tên gọi các chỉ báo biến động trong một khung xác định và do đó thường được các nhà giao dịch sử dụng nhằm xác định sự đảo chiều của giá khi thị trường chuyển động trong khung giá (xu hướng đi ngang/ không xu hướng).

    Nhiều chỉ báo dao động giống nhau trong công thức tính toán cũng như chức năng và hình dạng do đó sử dụng nhiều chỉ báo dao động trên cùng một đồ thị là không cần thiết.

    Khi một chỉ báo dao động nằm trên ngưỡng quá Mua xác định trong một khung giao dịch thì chỉ báo cho thấy xung lượng tăng giá có thể sớm bị suy kiệt và khả năng xuất hiện sự đảo chiều giảm. Ngược lại khi một chỉ báo dao động nằm dưới ngưỡng quá bán tức là chỉ báo cho thấy xung lực giảm có thể sớm biến mất và khả năng xuất hiện đảo chiều tăng giá.

    Một chức năng cơ bản khác rất quan trọng của các chỉ báo dao động là sử dụng tín hiệu phân kỳ. Sự phân kỳ có thể cung cấp manh mối quan trọng cho việc hướng đi của xung lượng trong tương lai gần. 

     

    Sự phân kỳ

    Sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo dao động hình thành khi có sự mất cân bằng giữa chuyển động giá và chuyển động của chỉ báo dao động. Sự phân kì không nên được xem là một chiến lược giao dịch độc lập hoàn chỉnh. Hơn thế, chúng nên được xem như tín hiệu cảnh báo về sự xuất hiện một chuyển động mà bạn kỳ vọng trong tương lai. Do vậy sự phân kì không phải là một chỉ báo độc lập nghĩa là chúng nên được xác nhận hoặc xác nhận bởi các chỉ báo theo sau xu hướng khác. 

    Có hai dạng phân kì mà các nhà phân tích kỹ thuật cần thận trọng là phân kỳ thườngphân kỳ Ẩn.

    Phân thì thường là dạng phổ biến nhất và đây là cái mà những nhà giao dịch biết đến khi họ nghĩ về khái niệm phân kỳ. Phân kỳ thường được xem là tín hiệu cảnh báo sớm sự suy yếu của xung lượng và khả năng đảo chiều Giá.

    Tính hiệu phân kỳ thường trong một xu hướng tăng xuất hiện khi giá tạo nên đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo dao động lại có đỉnh thấp hơn đây được gọi là phân kì giảm giá cảnh báo khả năng đảm chiều và giá tiếp tục đi xuống. Trường hợp ngược lại là phân kỳ tăng giá thường xuất hiện trong xu hướng giảm . Đối với phân kỳ tăng giá giá tạo nên các đáy thấp hơn trong khi chỉ báo dao động tạo các đáy cao hơn.

    phân kỳ thường tăng giá

    Khi tín hiệu phân kỳ thường xuất hiện trên đồ thị các nhà giao dịch nên tìm kiếm sự xác nhận. Ví dụ như kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác, sự phá vỡ các đường Xu hướng, hoặc đường trung bình di động hoặc một mẫu hình nến đảo chiều.

     phân kỳ thường giảm giá

    Loại phân kỳ thứ hai là phân kỳ ẩn có thể xem hoàn toàn trái ngược với phân kỳ thường. Phân kỳ ẩn cũng là sự mất cân đối giữa chuyển động giá và chuyển động của chỉ báo dao động . Nhưng thay vì đưa ra tín hiệu cảnh báo khả năng đảo chiều phân kỳ ẩn chủ yếu được dùng làm tín hiệu nhận biết khả năng tiếp diễn của xu hướng hiện tại.

    phân kỳ ẩn giảm giá

    Phân kỳ ẩn giảm giá xuất hiện trong xu hướng giảm và được nhận ra khi giá tạo nên các đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo dao động tạo nên các đỉnh cao hơn. Phân kỳ ẩn tăng giá thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá và được nhận diện khi giá tạo các đáy cao hơn nhưng chỉ báo dao động tạo các đái thấp hơn.

    phân kỳ ẩn tăng giá

    Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ ẩn nhà giao dịch nên tìm kiếm các tín hiệu xác nhận xu hướng tiếp diễn.

     Code tìm tín hiệu phân kỳ Giá và RSI tại đây. Pass: Huỳnh Văn Thon

    RSI - Relative Strength Index (Chỉ báo sức mạnh tương đối)

    Cũng là chỉ báo được phát minh bởi J. Welles Wilder. Chỉ báo dao động này là một trong những chỉ báo được ứng dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch kỹ thuật trên tất cả các thị trường tài chính.

    Trong trường hợp thị trường chuyển động đi ngang RSI là 1 chỉ báo dao động cổ điển rất hữu ích để đo lường xung lượng của giá cũng như chỉ ra vùng quá mua và quá bán. Theo đó chỉ báo RSI cũng vận dụng khái niệm giá có khuynh hướng quay trở lại giá trị trung bình giống như các chỉ báo hồi quy tuyến tính.

    Giá trị mặc định của vùng quá mua quá bán lần lượt là 70 và 30. Khi RSI cắt lên 70 được xem là sự cảnh báo giá đang ở vùng mua quá mức ngược lại khi chỉ báo RSI cắt xuống 30 được xem là cảnh báo đang ở vùng bán quá mức.

     

    Chỉ báo Stochastic Oscillator

    Stochastic Oscillator được giới thiệu vào những năm 1950 bởi George Lane. Có hai dạng khác nhau của Stochastic thường được tìm thấy là đồ thị nhanh (%K) và chậm (%D). Stochastic chậm đơn giản là đường Stochastic nhanh được làm mượt (trung bình MA của đường nhanh).  Cả hai đường Stochastic cùng mục đích là xác nhận vùng quá mua quá bán và đưa ra tín hiệu phân kỳ như các chỉ báo dao động khác. Hai đường này di chuyển trong vùng từ 0 đến 100 vùng quá mua, quá bán lần lượt mặc định là 80 và 20. Bởi vì Stochastic có 2 đường nên sự giao cắt của chúng cũng tạo ra tín hiệu giao dịch.

     

    Rate of change (ROC) 

    ROC là một chỉ báo dao động cổ điển và rất đơn giản nhầm đo lường động lượng. Công thức toán học của chỉ báo này là đo lường phần trăm thay đổi giá trong một khoảng thời gian xác định so với mức giá hiện tại. Bên cạnh sự phân kỳ và vùng quá mua quá bác chỉ báo ROC còn có thể đưa ra tín hiệu giao dịch khi chỉ báo này cắt lên và cắt xuống đường 0.

     

    CCI - Commodity channel index (Chỉ báo dao động chỉ số kênh hàng hóa) 

    CCI được giới thiệu lần đầu tiên bởi Donald Lamber năm 1980. Chỉ báo được ra đời nhằm mục đích xác định chu kỳ trên thị trường hàng hóa cci đã phát triển thành một công cụ hữu ích trong việc xác định và xác nhận khả năng đảo ngược của giá . Thông thường cci biến động trên và dưới đường số 0 và vùng quá mua quá bán lần lượt là 100 và -100. Giống như chỉ báo RSI nhiều nhà giao dịch nổi tiếng chỉ tập trung vào phân tích mẫu hình và chuyển động của chỉ báo CCI. Mặc dù chỉ báo này đơn thuần được sử dụng như một chỉ báo xác nhận thứ hai nhưng trong con mắt của những người thường sử dụng chỉ báo này rất hữu ích.

     

    Sự cầu toàn trong phân tích kỹ thuật

    Sự cầu toàn trong phân tích là tai nạn thường gặp đặc biệt đối với những nhà giao dịch kỹ thuật. Điều này xảy ra khi các nhà giao dịch kỹ thuật có quá nhiều nghiên cứu hoặc nhiều chỉ báo trên đồ thị và mải mê tìm kiếm những tín hiệu xác nhận trước khi đưa ra quyết định giao dịch.  Điều này trái ngược với những người mới bắt đầu giao dịch chủ yếu dựa vào cảm tính.  Sự cầu toàn trong phân tích kỹ thuật là điều đỡ tệ hại hơn trong số hai đều tệ hại nói trên,  nhưng cả hai điều này đều cực kỳ tệ hại cho bất kỳ nhà giao dịch nào.

    Cẩn trọng và bảo thủ khi đang đưa ra quyết định giao dịch là điều tốt, nhưng trở nên quá cầu toàn trong quá trình đưa ra quyết định lại trở nên kém hiệu quả. Có tất cả các chỉ báo mới nhất và hoành tráng nhất trên đồ thị trong có vẻ rất ấn tượng nhưng điều đó không thể chúng ta trở thành nhà giao dịch giỏi hơn hay thành công hơn. Thực tế trong nhiều trường hợp việc sử dụng quá nhiều chỉ báo lại cản trở chúng ta có được thành công trong giao dịch .

    Một phương thuốc tốt chống lại sự cầu toàn trong phân tích là kết hợp kiểm soát rủi ro chặt chẽ và Quản trị dòng tiền tối ưu trong thực tiễn. Phân tích kỹ thuật có thể rất hữu dụng trong việc thiết lập các thước đo quản trị rủi ro. Chẳng hạn như đưa ra điểm cắt lỗ thích hợp không quá sớm hoặc quá muộn cũng như tỉ số rủi ro trên lợi nhuận. Bên cạnh đó quản trị dòng tiền thông minh thật sự rất quan trọng đối với bất kỳ nhà giao dịch nào muốn trở nên thành công . Với các thước đo nói trên những nhà giao dịch không trở nên quá cẩn trọng khi đưa ra quyết định giao dịch. Nhiều nhà giao dịch vẫn có thể thành công cho đến khi nào Việc kiểm soát rủi ro và Quản trị dòng tiền được tiến hành tốt.

    Điều này không hoàn toàn nói rằng những nhà giao dịch không nên tiến hành giao dịch mà không có sự phân tích đúng đắn. Như đã nói cần phải cực kỳ tránh xa điều này. Nhiều nhà Giao dịch đưa ra các quyết định mua bán mà chẳng bao giờ đợi khớp trừ khi tất cả các ngôi sao trong thiên hà được xếp thẳng hàng, điều này không bao giờ diễn ra.

    Cách khôn ngoan nhất là trung thành với những công cụ phân tích cơ bản và chỉ sử dụng những công cụ cho thấy sự hiệu quả qua thời gian. Khi một phân tích thận trọng cho thấy một cơ hội tốt thì nên tiến hành giao dịch nếu chúng vẫn tuân theo các nguyên tắc kiểm soát rủi ro và Quản trị dòng tiền.

     

    Tóm tắt

    Các chỉ báo theo sau xu hướngchỉ báo dao động mô tả hành vi giá bằng công thức toán học nên phần nào có tính khách quan hơn so với những công cụ đồ thị chẳng hạn là Fibonacci và sóng Elliott. Điều này không hoàn toàn nói rằng công cụ này tốt hơn công cụ kia. Mỗi nhà giao dịch và đầu tư đều nhận thấy giá trị riêng của mỗi công cụ bất kể công cụ đó được xem là chủ quan hoặc khách quan hơn. Một số nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ báo có công thức toán học phức tạp, trong khi những nhà giao dịch khác lại thành công bằng việc phân tích nhiều đường Xu hướng vốn mang tính chủ quan hơn tuy nhiên cũng có những nhà giao dịch kết hợp ưu điểm của nhiều công cụ khác nhau.

    Cần thiết phải lưu ý rằng hầu hết các chỉ báo đều có những hạn chế vốn có giống như các đường trung bình di động cũng như bất cứ những gì phát sinh từ giá. Nghĩa là các chỉ báo được tính từ giá theo công thức toán học luôn có độ trễ so với giá. Nhiều người cho rằng bởi vì hiệu ứng độ trễ các chỉ báo đơn giản chỉ theo sau hành động giá chứ không thể hiện nhiều hơn bất cứ điều gì so với chính sự thể hiện của giá. Những người này cũng cho rằng mặc dù các chỉ báo có thể rất hữu ích trong việc miêu tả diễn biến giá trong quá khứ. Nhưng chúng lại kém hiệu quả khi đưa ra một dự báo trong tương lai. Chính vì lý do này các chỉ báo thường được các nhà Giao Dịch xem như một công cụ xác nhận thứ hai.

    Trong trường ngược lại, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp tiến hành phân tích đồ thị phần lớn dựa trên các chỉ báo theo sau xu hướng hoặc các chỉ báo dao động được lựa chọn. Chẳng hạn như các chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI _ Relative Strength Index), hay chỉ báo chỉ số kênh hàng hóa (CCI - Commodity Channel Index), thậm chí hoàn toàn không sử dụng đến việc phân tích hành động giá. Kiểu giao dịch này không phải là cách giao dịch chính thống,  nhưng nó cho thấy các chỉ báo kỹ thuật quan trọng như thế nào trong phân tích kỹ thuật và thực tế giao dịch. Mặc dù không được sử dụng như là công cụ phân tích chính nhưng các chỉ báo rất hữu ích khi phân tích hành động giá.

     

    Các bài học liên quan

    BÀI 1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PTKT

     BÀI 2. XU HƯỚNG 

    BÀI 3. HỖ TRỢ/ KHÁNG CỰ

    BÀI 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG

    BÀI 5. CÁC CHỈ BÁO

    BÀI 6. KHỐI LƯỢNG

    BÀI 7. THỜI GIAN

    BÀI 8. CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH TIẾP CẬN

    BÀI 9. QUẢN TRỊ RỦI RO

     

    Đọc thêm

    Thu gọn

    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline