KBSV Áp lực đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp BDS năm 2023 - 2024

Thứ 2, 17/03/2025

::

PM
Đầu tư chứng khoán khoa học trên nền tảng phân tích dữ liệu và thống kê
KBSV Áp lực đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp BDS năm 2023 - 2024
01/09/2022 04:01 PM 1339 Lượt xem
 Download file

    KBSV ÁP LỰC ĐÁO HẠN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP BDS NĂM 2023 - 2024

    Quy mô thị trường tính đến đầu Q3/2022 đạt khoảng 1.6 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 18.3% GDP và bằng 14.2% dư nợ tín dụng. Trong đó giai đoạn 2019-2021 là thời điểm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cả về giá trị và số lượt phát hành

    Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp trong khu vực, do đó rủi ro chung đặt ra cho toàn bộ nền kinh tế không quá đáng kể. Tuy nhiên, rủi ro vỡ nợ trái phiếu đối với một số doanh nghiệp bất động sản đang hiện hữu

    Cuối năm 2022 và 2023-2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các công ty bất động sản có khối lượng trái phiếu đến hạn lớn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng tài sản kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay vốn

    Đối với các doanh nghiệp bất động sản lớn, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn nhờ có các dự án chất lượng và khả năng huy động vốn cao hơn. Tuy nhiên, bởi nhu cầu huy động dòng tiền mới nhằm thanh toán các nghĩa vụ đáo hạn của trái phiếu phát hành từ những năm trước, các công ty này đã phải đẩy mạnh tích lũy và triển khai các dự án mới để có khả năng huy động thêm nguồn vay nợ bất chấp những giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng. Điều này sẽ gây mất cân đối dòng tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động trong những năm tới.

    QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

    Quy mô thị trường TPDN đạt 1.6 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 18.3% GDP và bằng 14.2% dư nợ tín dụng.

    Trong đó giai đoạn 2019-2021 là thời điểm bùng nổ của thị trường.

    Ap luc dao han trai phieu doanh nghiep BDS

    Nhóm bất động sản và Ngân hàng chiếm phần lớn khối lượng trái phiếu phát hành.

    Quy mo phat hanh Trai Phieu Doanh Nghiep theo nganh

    Lãi suất trung bình các đợt phát hành quanh mức 10%, trong đó nhóm BĐS có mức lãi suất cao nhất

    Phần lớn trái phiếu có kỳ hạn 3 năm

    Lai suat Trai phieu

    Phương thức pháp hành riêng lẻ chiếm đến khoảng 90% các đơt phát hành

    Các định chế tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhà đầu tư tại thị trường sơ cấp

    Quy mô TT TPDN Việt Nam vẫn ở mức thấp so với khu vực

    So sanh phat hanh trai phieu Viet nam va Khu vuc

    NGUYÊN NHÂN THỊ TRƯỜNG TPDN PHÁT TRIỂN NÓNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2021

    Chính phủ định hướng quy mô thị trường TPDN phát triển năm 2025 đạt 20%/ GDP, và năm 2030 đạt 30%/GDP

    Phát hành TPDN mang lại lợi ích cho các ngân hàng: (1) Huy động vốn trung dài hạn, giúp cân đối vốn; (2) Tăng vốn cấp 2, đảm bảo hệ số CAR

    Doanh nghiệp Bất động sản đẩy mạnh phát hành TPDN do khó tiếp cận vốn từ hệ thống NHTM trước các quy định, và thông tư mới từ NHNN

    ÁP LỰC ĐÁO HẠN GIAI ĐOẠN 2023-2024

    Áp lực đáo hạn trái phiếu tăng mạnh trong năm 2023-2024, đặc biệt đối với doanh nghiệp BĐS

    Nhóm cổ phiếu quy mô vốn chủ dưới 20,000 tỷ VND tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn

    Dong tien cac Doanh nghiep phat hanh TPDN

    KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

    Room tín dụng dự kiến được mở trong cuối năm sẽ hỗ trợ thị trường BĐS trong ngắn hạn

    Nhưng nhìn chung, khả năng bán hàng sẽ giảm do ảnh hưởng của diễn biến lãi suất tăng

    Phát hành trái phiếu mới gặp khó khăn dưới phương diện chính sách lẫn khả năng hấp thụ

    Nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới

    Khối lượng phát hành trong 2Q2022 sụt giảm đáng kể, đặc biệt là nhóm BĐS

    TÓM TẮT

    Nhìn chung, cuối năm 2022 và năm 2023, 2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn. Đặc biệt đối với cá doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản không cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng khi: (1) Nguồn vốn vay ngân hàng khó tiếp cận; (2) Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bị siết chặt; (3) Sức hấp thụ của thị trường BĐS trong năm 2023-2024 là không cao do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

    Trong khi đó với nhóm doanh nghiệp BĐS lớn phần nào ít áp lực hơn nhờ quỹ đất lớn, còn tài sản đảm bảo để vay ngân hàng cùng với đó đủ điều kiện để phát hành trái phiếu mới cũng như có khả năng vay trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn phải liên tục tích lũy và triển khai dự án mới bất chấp các giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh và ở mức định giá cao để có khả năng huy động thêm nguồn vay nợ nhằm bổ sung dòng tiền nhằm thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. Điều này cũng sẽ gây mất cân đối dòng tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động trong những năm tới.

    Đọc thêm

    Thu gọn

    Zalo
    Hotline