CHIẾN LƯỢC VÀ CÁCH TIẾP CẬN
Chiến lược giao dịch
Mục đích chính của phân tích kỹ thuật tạo ra các chiến lược hiệu quả để giao dịch trên thị trường tài chính. Điều cần làm ở đây là liên kết các công cụ lại với nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu một số chiến lược được sử dụng phổ biến, được ứng dụng bởi các nhà giao dịch và nhà đầu tư trên toàn thế giới, những người tham gia nhiều thị trường tài chính khác nhau trên toàn cầu.
Bất cứ khi nào khi thảo luận về chiến lược giao dịch kỹ thuật điều cần thiết là hiểu rõ điểm khác biệt cơ bản giữa Giao dịch thủ công và giao dịch tự động. Chiến lược giao dịch thủ công thường chứa đựng yếu tố chủ quan trong mỗi giao dịch nên được các nhà giao dịch nhạy bén sử dụng. Chiến lược giao dịch tự động là hoàn toàn bằng máy móc và khách quan trong quá trình xử lý đưa ra quyết định, nên được hỗ trợ giao dịch hoàn toàn bởi các phần mềm máy tính mà không cần đến sự hỗ trợ hay can thiệp của con người. Cả hai chiến lược giao dịch thủ công và tự động đều được thảo luận ở đây. Khi xét về sự phù hợp mục đích là xác định xem chiến lược nào chỉ nên giao dịch thủ công do yếu tố chủ quan hoặc chiến lược nào nên được giao dịch bằng cả thủ công và tự động.
Việc thảo luận sự phát triển của các chiến lược giao dịch được bắt đầu từ những chiến lược đơn giản nhất cho đến những chiến lược đa chiều phức tạp hơn. Trong phân tích kỹ thuật có lẽ không có chỉ báo nào đơn giản hơn đường trung bình di động và không có chiến lược nào đơn giản hơn tín hiệu giao cắt của các đường trung bình di động.
Sự giao cắt giữa các đường trung bình di động
Sự giao cắt giữa các đường trung bình di động có thể gồm nhiều dạng khác nhau. Dạng đơn giản nhất là đường giá dao cắt một đường trung bình di động. Nguyên tắc khá dễ hiểu và khách quan nên phù hợp cho cả giao dịch tự động và giao dịch thủ công, khi đường giá cắt lên trên đường trung bình di động Đây là tín hiệu mua hoặc mở vì thế mua ngược lại khi đường giá cắt xuống dưới đường trung bình di động Đây là tín hiệu bán. Thời gian để tính toán trong đường trung bình di động rất đa dạng, khi sử dụng một trường trung bình di động ngắn hạn tín hiệu cho giao các sớm và thường xuyên hơn so với dài hạn.
Dạng dao cắt thứ hai của đường trung bình di động là chiến lược đường trung bình di động sử dụng phổ biến nhất đặc biệt đối với những nhà giao dịch mới vào nghề. Dạng này sử dụng hai đường giao dịch trung bình di động với khoảng thời gian khác nhau nếu đường trung bình di động ngắn hạn cắt lên đường trung bình di động dài hạn đây được xem là tín hiệu mua Ngược lại nếu đường trung bình di động ngắn hạn cắt xuống đường cho mình di động dài hạn đây được xem là tín hiệu bán. Chiến lược này rất hiệu quả để tham gia sớm vào một xu hướng mạnh và kéo dài Tuy nhiên trong các thị trường đi ngang không có xu hướng chiến lược này dễ bộc lộ những hạn chế. trong thị trường không có xu hướng nhiều tín hiệu giao cắt gây ra thua lỗ của những đường trung bình di động sẽ xuất hiện liên tục trong trường hợp như vậy nhiều khoản thua lỗ nhỏ do chuyển động răng cưa có thể làm hao hụt tài khoản giao dịch của bạn một cách nhanh chóng.
Dạng dao cắt cơ bản thứ ba của đường trung bình di động liên quan tới việc sử dụng 3 đường trung bình di động. Khi đường trung bình di động ngắn nhất Cắt lên hai đường trung bình di động dài hơn hoặc đường trung bình di động ngắn nhất Cắt Trên Đường Thứ Hai và Đường Thứ Hai cắt lên đường thứ ba đó là tín hiệu mua.
Hầu hết các chiến lược sử dụng tín hiệu giao cắt đường trung bình di động luôn được thực hiện liên tục điều này có nghĩa rằng sau mỗi vị thế mở một tín hiệu giao dịch được đóng lại tín hiệu mới một vị thế khác ngược lại được mở ra.
Nguyên lý đằng sau phương pháp giao dịch dựa trên đường trung bình di động là tập trung vào các khoản lợi nhuận lớn trong giai đoạn thị trường có xu hướng để bù đắp cho các khoản thua lỗ nhỏ không thể tránh khỏi khi thị trường đi ngang dẫn đến các tín hiệu sai.
Giao dịch theo điểm phá vỡ
Toàn bộ khái niệm đằng sau chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ là vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong điều kiện thị trường bình thường các mức hỗ trợ và kháng cự không nên bị phá vỡ, đây là quy tắc tâm lý của thị trường tài chính. Nếu tồn tại một chất xúc tác đủ mạnh để phá vỡ mức chống đỡ mức kháng cự bằng bất cứ cách nào thì về góc độ lý thuyết chất xúc tác này phải đủ mạnh để đẩy giá đi xa hơn theo hướng Phá Vỡ do đó mang lại lợi nhuận cho những nhà giao dịch tham gia giao dịch theo điểm phá vỡ. Tất nhiên tình huống tốt đẹp này không phải lúc nào cũng xảy ra, thực tế có rất nhiều điểm phá vỡ giả có nghĩa là phá vỡ một mức chống đỡ kháng cự sau đó quay trở lại xung quanh các mức này và di chuyển theo hướng ngược lại, do đó bẫy tất cả những người vội vàng nhảy vào tìm kiếm cơ hội.
Khi quản trị rủi ro được thực hiện tốt đây là một chiến lược mang lại mức sinh lợi cao khi giao dịch trên thị trường tài chính.
Khi thảo luận về chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ cần phải nhớ rằng có hai dạng cơ bản của mức chống đỡ kháng cự là tĩnh và động. Mức chống đỡ và kháng cự tĩnh là dạng đường thẳng nằm ngang và mức chống đỡ kháng cự động là các đường Xu hướng tam giác nghĩa là các đường xu hướng tạo nên các mức chống đỡ khiến giá tăng cao hơn theo thời gian, trong khi xu hướng xuống tạo nên các mức kháng cự giảm giá dần theo thời gian.
Bên cạnh điểm phá vỡ hướng xuống đối với một đường chống đỡ hướng lên và điểm phá vỡ hướng lên đối với một đường kháng cự hướng xuống. Một dạng phá vỡ động khác là phá vỡ mẫu hình biểu đồ. Ví dụ các mẫu hình tam giác, mẫu hình cờ đuôi nheo, mẫu hình cờ, mẫu hình cái nêm, mẫu hình chữ nhật... cần điểm phá vỡ trước khi tiến hành giao dịch.
Khi giao dịch theo điểm phá vỡ tín hiệu giật lùi/kéo ngược (pullback) là một tín hiệu quan trọng cần được phân tích. Giặt lùi và kéo ngược xuất hiện khi xung lượng của điểm phá vỡ hướng lên bị suy yếu trong một thời gian ngắn Sau khi phá vỡ, nên Giá thường chuyển động quay trở lại kiểm tra tại điểm phá vỡ. Giật lùi đơn giản là quay trở lại kiểm tra điểm phá vỡ sau khi hiện tượng phá vỡ hướng lên, Ngược lại kéo ngược là hiện tượng quay trở lại kiểm tra điểm phá vỡ hướng xuống.
Một số nhà giao dịch theo điểm phá vỡ sẽ chờ đợi hiện tượng giật lùi/kéo ngược trước khi tiến hành giao dịch theo điểm phá vỡ. Một số khác sẽ sử dụng hiện tượng giật lùi/kéo ngược làm tín hiệu giao dịch lần thứ hai.
Một dạng phá vỡ khác là sử dụng Dải Băng Bollinger. Phương pháp này gọi là giao dịch theo điểm phá vỡ độ biến động nhằm khai thác cơ hội bùng nổ sau giai đoạn thị trường biến động hẹp (thắt cổ chai - squeeze).
Nhận Code Tìm điểm thắt cổ chai miễn phí để thực hành tại đây - kết bạn zalo sđt: 0349 8184 67 để nhận Pass
Nhận xét: Một số chiến lược giao dịch theo điểm phá vỡ có thể tự động hóa bằng máy tính như phá vỡ đỉnh/ đáy 20 ngày. Tuy nhiên, nhiều dạng phá vỡ cần kinh nghiệm và sự linh hoạt, chủ quan hơn như phá vỡ đường xu hướng rất khó thực hiện tự động hóa.
Trường phái giao dịch theo kiểu "con rùa"
Vào đầu những năm 1980, Richard Dennis một nhà giao dịch hàng hóa nổi tiếng cho tập hợp một nhóm các nhà Giao dịch cá nhân và đào tạo họ để giao dịch hàng hóa theo phương pháp theo sau xu hướng của riêng ông. Điều này xuất phát từ việc Dennis muốn chứng minh cho bạn của ông một nhà giao dịch hàng hóa khác tên là William Eckhardt, Gần những nhà giao dịch giỏi phải được đào tạo chứ không tự nhiên sinh ra. Các nhà Giao dịch cá nhân tham gia tuyển chọn cho cuộc thử nghiệm này bị cuốn hút bởi những quảng cáo trên các tạp chí lớn. Người cuối cùng được lựa chọn thông qua các buổi phỏng vấn với Dennis, và họ được gọi là những con rùa. Ý tưởng cái tên xuất phát từ lý do Dennis vừa mới trở về từ Singapore và ông muốn huấn luyện những nhà giao dịch giống như huấn luyện những con rùa.
Các quy tắc theo sao xu hướng mà Dennis dạy cho những con rùa đã giúp nhóm kiếm được hơn 100 triệu đô la lợi nhuận. Các quy tắc này dựa hoàn toàn vào phương pháp phá vỡ kênh Richard Donchian, Rất đơn giản và dễ ứng dụng. Một trong những điểm khác biệt chính giữa những con rùa thành công và không thành công là khả năng tuân thủ các quy tắc, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hoặc thiên biến cá nhân. Các quy tắc cơ bản nhất được mô tả trong hai hệ thống sau:
- Hệ thống thứ nhất (ngắn hạn). Tham gia vị thế mua khi giá phá vỡ hướng lên trên đỉnh cao nhất 20 ngày. Nếu phá vỡ gần nhất là điểm phá vỡ thật mà dẫn đến một giao dịch thành công thì nên lờ đi bất cứ tín hiệu tham gia giao dịch theo điểm phá vỡ hiện tại. Giao dịch chỉ được thực hiện khi có phá vỡ 55 ngày. Nếu phá vỡ gần nhất là phá vỡ giả thì tín hiệu phá vỡ hiện tại nên được thực hiện.
- Hệ thống thứ hai dài hạn. Tham gia vào vị thế mua khi phá vỡ hướng lên đỉnh cao nhất 55 ngày hoặc tham gia vào vì thế bán Khống khi giá phá vỡ hướng xuống đái thấp nhất 55 ngày. Không giống như hệ thống thứ nhất bắp cải điểm phá vỡ gần nhất là một giao dịch thành công hay thất bại tất cả các tín hiệu phá vỡ đều được tiến hành.
Nhận Code Turtle Trading System miễn phí để thực hành tại đây - kết bạn zalo sđt: 0349 8184 67 để nhận Pass
Giao dịch theo xu hướng
Có nhiều cách tham gia giao dịch theo xu hướng và tất cả đều khai thác đặc tính chuyển động theo xu hướng của bất cứ thị trường tài chính nào. Tuy nhiên không chỉ hướng đi là quan trọng mà thời gian và vị trí tham gia giao dịch cũng là yếu tố sống còn cho một giao dịch thành công.
Điều này có nghĩa là tham gia vào các đợt thị trường điều chỉnh trong xu hướng lên và tham gia vào các đợt phục hồi trong một xu hướng giảm. Trong một xu hướng tăng giá kỳ vọng rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục và không có xác suất tác nào đủ mạnh làm đảo chiều xu hướng tăng. Vị trí thuận lợi nhất để tham gia vào một xu hướng tăng là mua tại đái thấp nhất có thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng. Tương tự trong một xu hướng giảm kỳ vọng rằng xu hướng sẽ tiếp tục giảm và không có chất xúc tác nào đủ mạnh để đảo chiều xu hướng vị trí thuận lợi nhất để tham gia vào một xu hướng giảm là bán Khống tại các đỉnh cao nhất có thể nhằm tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng.
Hai công cụ cơ bản để nhận diện các đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng hoặc các đỉnh trong đợt phục hồi xu hướng giảm là đường Xu hướng và đường trung bình di động. Đối với cả hai công cụ này những nhà giao dịch theo xu hướng tìm kiếm hiện tượng giá bật ngược khỏi đường Xu hướng hoặc đường trung bình di động. Khi giá bật ngược, giao dịch theo xu hướng bằng đường Xu hướng là hoàn toàn đối ngược với giao dịch theo điểm phá vỡ đường Xu hướng và giao dịch theo xu hướng bằng đường trung bình di động trái ngược với giao dịch theo điểm phá vỡ đường trung bình di động.
Dạng giao dịch phá vỡ kênh xu hướng đi ngược xu hướng chính (xu hướng nhỏ bên trong xu hướng chính lớn) cũng là dạng giao dịch theo xu hướng.
Giao dịch theo khung giá
Giao dịch theo khung giá là một thuật ngữ chung mô tả việc tìm kiếm lợi nhuận từ các đợt tăng và giảm khi thị trường chuyển động đi ngang theo khung giá.
Một Số kỹ thuật xác định điều kiện thị trường có xu hướng hay là khung giá như đo độ dốc đường trung bình di động hoặc đo độ biến động dải Bollinger Band. Bên cạnh đó có thể vẽ các mức chống đỡ và kháng cự ở phía trên và phía dưới hành động giá trong một khoảng thời gian nhất định làm chỉ báo độ tin cậy về sự tồn tại của khung giao dịch.
Khi xét từ quan điểm rủi ro/lợi nhuận một khung giá hẹp không nên tham gia giao dịch, các khung giá rộng phù hợp để giao dịch theo khung giá.
Một phương pháp phổ biến nhất là sử dụng các chỉ báo dao động như Stochastic hay RSI để xác nhận điểm đảo chiều gần mức chống đỡ và kháng cự. Một tín hiệu xác nhận khác cho chiến lược giao dịch theo khung giá là điểm phá vỡ đường Xu hướng nội bộ.
Sự phân kỳ giữa các chỉ báo dao động và giá
Sự phân kỳ giữa các chỉ báo dao động và đường giá nói chung không hoàn toàn được xem là một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh nhưng thay vào đó được ứng dụng thường xuyên như một thành phần quan trọng của phương pháp pháp giao dịch kỹ thuật tổng thể. Dạng phân kỳ phổ biến nhất là phân kỳ thường được xem là một tín hiệu sớm về sự suy yếu của xung lượng và khả năng đảo chiều.
Một số nhà giao dịch xem phân kỳ là tín hiệu quan trọng cần đặc biệt chú ý, trong khi các nhà giao dịch khác không tin tưởng nhiều vào chỉ báo này. Trong cả hai trường hợp trước khi bắt cứ giao dịch nào, đưa ra hành động dựa trên tín hiệu phân kỳ, tín hiệu này cần được xác nhận bởi những công cụ kỹ thuật khác.
Dạng phân kỳ cơ bản phổ biến nhất được gọi là phân kỳ thường có hai dạng cơ bản của phân kỳ thường là:
- Phân kỳ thường giảm giá: giá hình thành các đỉnh cao hơn trong khi chỉ báo dao động hình thành các đỉnh thấp hơn.
- Phân kỳ thường tăng giá: giá hình thành các đáy thấp hơn trong khi chỉ báo dao động hình thành các đáy cao hơn.
Trong cả hai trường hợp các chỉ báo dao động cho thấy rằng xung lượng hiện tại của hành động giá đang yếu đi. Nói cách khác đây là một chỉ báo thăm dò khả năng đảo chiều xu hướng hoặc có thể là hình thành vùng củng cố.
Khi phân kỳ thường xuất hiện trên đồ thị các nhà phân tích và các nhà chiến lược rất dễ nhận thấy. Không nên lờ đi những tín hiệu này vì chúng có thể dự báo trước sự đảo chiều giá quan trọng.
Trong khi phân thì thường được xem là một cảnh báo khả năng đảo ngược xu hướng, Phân kỳ ẩn là trái ngược. Một phân kỳ ẩn giữa giá và chỉ báo dao động được xem là một tín hiệu cảnh báo về khả năng tiếp tục xu hướng, giống như phân kỳ thường phân kỳ ẩn cũng có hai dạng:
- Phân kỳ ẩn giảm giá: giá hình thành các đỉnh thấp hơn trong khi chỉ báo dao động Tạo đỉnh cao hơn.
- Phân kỳ ẩn tăng giá: giá hình thành cát đáy cao hơn trong khi chỉ báo dao động tạo các đáy thấp hơn.
Một số nhà giao dịch tin rằng phân kỳ ẩn là một thiết lập giao dịch có xác suất thành công cao hơn so với phân kỳ thường, vì phân kỳ ẩn là một chỉ báo xu hướng trái ngược với chỉ báo đảo chiều. Giao dịch theo xu hướng chính, nói chung được nhiều nhà giao dịch ưa thích vì có khả năng thành công cao hơn.
Cách tiếp cận điển hình
Có rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến như:
- Mức hỗ trợ/ kháng cự
- Đường xu hướng
- Các mức Fibonacci
- Điểm Pivot (phá vỡ)
- Các Mẫu hình biểu đồ
- Các Mẫu hình nến
- Các chỉ báo.
Bước khó nhất của phân tích kỹ thuật có lẽ là xác định nên sử dụng công cụ nào. Chúng ta có thể tham khảo cách tiếp cận sau:
- Xác định điều kiện tổng quan của thị trường. Nếu chúng ta đang giao dịch chứng khoán cơ sở, hãy xác định xu hướng của lãi suất, xu hướng của chỉ số VNINDEX và diễn biến tâm lý của nhà đầu tư (thông qua báo chí), nhằm xác định xu hướng tổng quan của thị trường.
- Chọn chứng khoán. Chúng ta nên chọn cổ phiếu của một công ty hay một ngành nghề mà chúng ta có tìm hiểu kỹ và cảm thấy tin cậy, số liệu khách quan có thể áp dụng phân tích kỹ thuật
- Xác định xu hướng chung của chứng khoán.
- Chọn điểm xuất phát. Chúng ta sử dụng các chỉ báo hoặc phương pháp phù hợp để tìm điểm mua bán phù hợp với xu hướng chứng khoán.
Kinh nghiệm là yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong phân tích kỹ thuật. Mục đích của phân tích kỹ thuật không phải đi tìm cái gì cao siêu mà chỉ để hạn chế rủi ro và tận dụng cơ hội.
Kinh nghiệm có ích
Không bình quân giá xuống khi đang lỗ (tức là không mua thêm cổ phiếu khi đang lỗ). Chúng ta thường tự trấn an rằng chưa bán là chưa lỗ nhưng thật sự chúng ta đã lỗ.
Khi sở hữu chứng khoán, hàng ngày hãy tự vấn bản thân có nên mua chứng khoán đó không. Nếu không, có lẽ nên bán chứng khoán đó đi.
Đừng choáng ngợp trước kỹ năng đầu tư của người khác. Hầu hết các nhà đầu tư chỉ nói về thành công và điều này khiến chúng ta mất phương hướng và thiếu tự tin.
Đầu tư không ngoan không thể dựa vào vận may mà phải sử dụng các chiến lược thích hợp để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Hãy nắm vững các kiến thức nền tảng.
Các bài học liên quan
BÀI 1. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PTKT
BÀI 4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐỘNG